Namada là gì?

Định nghĩa

Namada là nền tảng Proof-of-Stake L1 hướng đến việc đảm bảo quyền riêng tư không phụ thuộc vào tài sản giữa các chain (interchain asset-agnostic privacy). Namada tương tác với các chain có khả năng hoàn thành giao dịch nhanh chóng thông qua giao thức IBC và tương tác với Ethereum thông qua một cầu nối hai chiều không cần tin cậy (trustless two-way bridge), hay còn gọi là các cầu nối giữa hai mạng blockchain không qua bên thứ ba.

what is namada 01 1

Unshielded and shielded Namada – Namada không có tính năng ẩn danh và Namada có tính năng ẩn danh

TLDR: Namada là nền tảng proof-of-stake L1 hướng đến việc đảm bảo quyền riêng tư không phụ thuộc vào tài sản giữa các chain (interchain asset-agnostic privacy). Namada tương tác trực tiếp và hiệu quả với các chain có khả năng hoàn thành giao dịch nhanh chóng thông qua giao thức IBC và tương tác với Ethereum thông qua một cầu hai chiều không cần tin cậy (trustless two-way bridge). Để bảo vệ quyền riêng tư, Namada sử dụng một phiên bản nâng cấp của mạch bảo mật đa tài sản (multi-asset shield pool – MASP) cho phép tất cả các loại tài sản kể cả tài sản thay thế được (fungible) và tài sản không thay thế được (non-fungible) chia sẻ một bộ dữ liệu bảo mật (shielded set) chung – bằng cách này, ta sẽ không thể phân biệt được giao dịch CryptoKitty với giao dịch ETH, DAI, ATOM, OSMO, NAM (tài sản gốc của Namada) hay bất kì tài sản nào khác trên Namada. Phiên bản cập nhật mới nhất của mạch MASP cung cấp tính năng nhận reward cho việc bảo vệ bộ dữ liệu bảo mật. Đây là một tính năng mới để hỗ trợ quỹ cho người dùng trong việc chuyển đổi quyền riêng tư của họ thành tài sản chung.

Bản triển khai tham chiếu của các giao thức trên Namada được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Rust của Heliax, một trong những tổ chức nghiên cứu và phát triển trong hệ sinh thái Anoma. Namada là phiên bản đầu tiên gần giống Anoma nhất và đi đầu trong mục tiêu tạo ra nhiều chain với kiến trúc đồng nhất (homogeneous architecture) và bảo mật không đồng nhất (heterogeneous security).

Bài viết này tập trung phân tích sâu những tính năng đột phá của Namada V1 và cung cấp một cái nhìn tổng quan về tất cả các thành phần cấu tạo nên chúng. Để đọc thêm những nội dung khác về Namada, các bạn có thể đọc thêm bài Giới thiệu Namada: Quyền riêng tư không phụ thuộc vào tài sản giữa các chain

Để tìm hiểu sâu hơn về công nghệ:

Các tính năng mới dành cho người dùng Namada

Các tính năng đột phá mà Namada mang đến cho người dùng bao gồm:

  • Giao dịch ẩn danh không phụ thuộc vào tài sản: đảm bảo quyền riêng tư giống như Zcash khi cho phép giao dịch cả hai loại fungible token lẫn non-fungigle token, bao gồm cả native token và non-native token. Điều này được thực hiện thông qua việc triển khai phần mềm zk-SNARKs mới.
  • Chia sẻ bộ dữ liệu bảo mật: không thể phân biệt được giao dịch NFT Ethereum ẩn danh với giao dịch ATOM hay NAM. Phiên bản nâng cấp của mạch Scapling của Zcash là MASP cho phép tất cả tài sản được chia sẻ chung một bộ dữ liệu bảo mật, đảm bảo rằng quyền riêng tư không thể bị xâm phạm mà không được sự đồng ý của cá nhân, và đồng thời cũng sẽ được giữ nguyên cho dù khối lượng giao dịch của một tài sản cụ thể có thay đổi.
  • Thế hệ ZKP siêu tốc trên các thiết bị biên: Namada được tích hợp theo chiều dọc và người dùng sẽ có thể tương tác với giao thức trên mainnet và thực hiện các giao dịch ẩn danh bằng các ứng dụng trình duyệt.
  • Thời gian chờ giao dịch ngắn và mức phí gần như bằng không: Tốc độ hoàn thành giao dịch của Namada nhanh như giao dịch thẻ Visa nhờ vào thế hệ tạo chứng minh nhanh (fast-proof generation) và cơ chế đồng thuận BFT hiện đại. Namada mở rộng thông qua các phiên bản có cấu trúc gần giống với Anoma nhất.
  • Tương thích với giao thức IBC và cầu nối Ethereum không cần tin cậy: Namada tương tác với tất cả các chain tương thích với giao thức IBC. Để tương tác với Ethereum, Namada triển khai riêng một Ethereum trustless bridge. Cầu nối này được thiết kế để đảm bảo an toàn tối đa. Điều này nghĩa là nó áp dụng các biện pháp để kiểm soát luồng thông tin và tài sản cho tất cả các kết nối cầu nối, cũng như xem xét các giao dịch Ethereum lỗi là vi phạm và có thể bị phạt. Để đảm bảo khả năng hoạt động và duy trì của các giao dịch trên khắp cầu nối Ethereum cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng, chúng tôi đã kết hợp việc khuyến khích người dùng cung cấp các thông tin hoặc giao dịch chuyển tiếp giữa các thành viên khác vào Ethereum.
  • Quyền riêng tư là tài sản chung: giao thức Namada khuyến khích người dùng đang nắm giữ tài sản bảo mật đóng góp vào bộ dữ liệu được bảo mật chung thông qua phiên bản MASP mới nhất. Phiên bản này bao gồm mạch chuyển đổi (convert circuit) mới nhất. Bộ dữ liệu bảo mật trong Namada là là một tập hợp tài sản chung mang tính không độc quyền (non-exclusive) và không cạnh tranh (non-rivalrous). Càng nhiều người sử dụng các giao dịch ẩn danh trong tập hợp, quyền riêng tư của mỗi cá nhân càng được đảm bảo.

Cơ chế Cubic Proof-of-Stake (CPoS) của Namada

Cơ chế đồng thuận PoS của Namada được gọi là Cubic Proof-of-Stake (CPoS). Sau đây là một số cải tiến đột phá của CPoS liên quan đến người xác thực giao dịch (validator) và người uỷ quyền giao dịch (delegator):

  • Biến thể nâng cấp của cơ chế phân phối phí F1: người dùng sẽ không cần phải thực hiện giao dịch để nhận staking reward rồi lại stake lại, bởi vì với Namada, staking reward sẽ được tự động cộng gộp nhờ vào thuật toánnày (LINK), lấy cảm hứng từ bài báo nghiên cứu (LINK) ban đầu về phân phối phí F1.
  • Khoản phạt vi phạm theo hàm số mũ (cubic slashing): khoản phạt đối với lỗi an toàn trong Namada được tính dựa trên thuật toán phạt vi phạm theo hàm số mũ này(LINK). Nói một cách đơn giản, khoản phí phạt sẽ bị tăng lên theo hàm mũ nếu nhiều validator (hoặc một validator lớn hơn) phạm lỗi cùng lúc. Khoản phạt vi phạm theo hàm số mũ khuyến khích các validator đang chạy nhiều nút (node) đồng thuận triển khai nhiều cài đặt đa dạng và không tương quan hơn. Tỷ lệ phạt cho một vi phạm i tỷ lệ thuận với:
screen shot 2023 11 07 at 12.48.39 am

Trong đó I là tập hợp tất cả các validator vi phạm trong khoảng (-1,+1) của vi phạm đó trong công thức.

  • Cải tiến đảm bảo PoS: chi phí tấn công Namada có thể đo lường được trong tất cả các trường hợp nhờ vào cơ chế tự động phát hiện các tài khoản góp phần vào lỗi vi phạm (validator, delegator, v.v).
  • Phí giao dịch trong nhiều loại tài sản: phí giao dịch có thể được trả bằng nhiều loại token và loại token nào được chấp nhận sẽ được cập nhật thông qua cuộc bỏ phiếu quản trị (governance vote).
image

Quyền quản trị Namada

Cơ chế quản trị của Namada sẽ ra quyết định chính thức về những thay đổi hoặc phiên bản cải tiến giao thức trong tương lai. Cơ chế quản trị Namada có hai giao thức:

  • Giao thức trên chuỗi (on-chain protocol): hỗ trợ các thành viên trong Namada gửi các đề xuất thay đổi, cải tiến, v.v bằng cách viết thành văn bản và sau đó được cộng đồng bỏ phiếu dựa trên số lượng stake mà họ nắm giữ (stake-weighted voting). Bất kì ai có token NAM đều có thể tham gia bỏ phiếu và delegator có thể ghi đè lên phiếu bầu của validator họ chọn.
{
    "title": "<text>",
    "authors": "<authors email addresses> ",
    "discussions-to": "<email address / link>",
    "created": "<date created on, in ISO 8601 (yyyy-mm-dd) format>",
    "license": "<abbreviation for approved license(s)>",
    "abstract": "<text>",
    "motivation": "<text>",
    "details": "<NIP number(s)> - optional field",
    "requires": "<NIP number(s)> - optional field",
}

Các đề xuất trong Namada sử dụng một định dạng giống với BIP2

  • Giao thức ngoài chuỗi (off-chain protocol): trong những trường hợp blockchain Namada không thể tạo thêm khối, các validator có thể sử dụng giao thức ngoại tuyến để báo hiệu và thống nhất làm việc cùng nhau để thực hiện hành động hoặc mục tiêu chung.

Quỹ hỗ trợ người dùng chuyển quyền riêng tư thành tài sản chung (Public Goods Funding – PGF)

Namada sẽ có hai loại quỹ hỗ trợ người dùng trong việc chuyển quyền riêng tư thành tài sản chung (public goods funding): retroactiveproactive. Cả hai loại quỹ này đều được quản lý bởi một hội đồng chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi tài sản chung với sự góp mặt của nhiều thành viên uy tín trong cộng đồng, những người có thẩm quyền uỷ quyền chung (hay còn gọi là đa chữ ký) đối với các giao dịch cần giải ngân khi chuyển đổi quyền riêng tư thành tài sản chung.

  • Proactive Public Goods Funding: quỹ này thanh toán liên tục cho người nhận theo thời gian nhằm mục đích bù đắp các chi phí.
  • Retroactive Public Goods Funding: quỹ này thanh toán một lần dựa trên công việc đã thực hiện trong quá khứ nhằm mục đích điều chỉnh cách thức hoạt động, thúc đẩy những kết quả có lợi cho tương lai của người dùng Namada.

Hội đồng sẽ được bầu cử hai năm một lần bởi ban quản trị Namada và phải tuân theo các mức chi tiêu tối đa, tuy nhiên, họ có quyền tự quyết định đóng góp cho quỹ tài sản chung theo cách mà các thành viên hội đồng cho là phù hợp.

Tiếp theo có gì?

Sắp tới sẽ (rất) sớm ra mắt:

  • Lễ Namada Trusted Setup để tạo ra các tham số ngẫu nhiên cho MASP và mạch Convert. Tìm hiểu thêm thông tin về buổi lễ và mẫu đăng ký tại namada.net/trusted-setup.
  • Public testnet: public testnet sẽ cung cấp sân chơi đỉnh của chóp cho những ai quan tâm đến việc vận hành mạng lưới hoặc sử dụng các tính năng của nó. Để nhận thêm cập nhật về public testnet, đăng ký theo mẫu này: testnet updates

Theo dõi @namadanetwork trên Twitter để cập nhật thông tin mới nhất!

Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến

Bengt, Christopher, Adrian, Gavin đã review, bổ sung và tạo vẽ đồ thị cho bài viết này!

__________________________________________________________________________________________

🛠️ Tham gia cùng chúng tôi

Namada gửi lời mời cởi mở tới những người có chung tầm nhìn này để trở thành một phần của Community Builder

👥 Tham gia Namada Việt Nam

Tham gia vào group Telegram Namada Việt Nam chúng tôi để thảo luận về Namada cũng như cập nhật các thông tin mới nhất từ dự án tại X Namada Việt Nam

🗨️ Tham gia vào Discord

Để thực sự hiểu được chiều rộng và chiều sâu của hệ sinh thái Namada, bạn phải tham gia vào cộng đồng sôi động của nó.

🌐 Run Full Node  

Tăng cường môi trường phi tập trung của Namada bằng cách trở thành nhà điều hành nút. Việc bạn tham gia chạy nút đầy đủ sẽ tăng thêm khả năng phục hồi của mạng.

🛡️ Trở thành Validator

Với tư cách là người xác nhận, bạn trở thành người tham gia quan trọng, chịu trách nhiệm bỏ phiếu về chuyển đổi trạng thái và đề xuất các khối mới, củng cố tính toàn vẹn và bảo mật của mạng Namada.

🖥️ Thiết lập mạng cục bộ

Khám phá kiến ​​trúc và khả năng của Namada bằng cách thiết lập mạng cục bộ. Hãy thử nghiệm, đổi mới và hiểu biết.

__________________________________________________________________________________________